10/10/13

Mạng máy tính

I. Các yếu tố của mạng máy tính

1.     Đường truyền vật lý:

Đường truyền vật lý dùng đểchuyển các tín
hiệu điện tửgiữa các máy tính.
Các tín hiệu
điện tử đó biểu thịcác giá trịdữliệu dưới
dạng các xung nhịphân (on- off). Chúng hoặc
là các sóng  điện từhoặc là tia hồng ngoại.
Hiện nay có hai loại đường truyền: hữu tuyến
(cable) và vô tuyến (wireless).
zĐường truyền hữu tuyến gồm có:
–Cáp đồng trục (coaxial)
–Cáp đôi xoắn (twisted -pair cable), có hai
loại bọc kim (shielded) và không bọc kim
(nushielded).
–Cáp sợi quang (fiber-optic cable).
zĐường truyền vô tuyến gồm có:
–Radio
–Sóng cực ngắn (viba) (microware).
–Tia hồng ngoại (infrared)

2. Kiến trúc mạng

z Kiến trúc mạng máy tính (network architecture) thể
hiện cách nối các máy tính với nhau và tập hợp các
quy tắc, quy ướcmà tất cảcác thực thểtham gia
truyền thông trên mạng phải tuân theo để đảm bảo cho
mạng hoạt động tốt. Cách kết nối các máy tính được
gọi là hình trạnghay topocủa mạng, còn tập các quy
tắc, quy ước truyền thông gọi là  các giao thức
(protocol) của mạng. Tôpô và giao thức mạng là hai
khái niệm rất căn bản của mạng máy tính.

a)     Tôpô mạng.

Có hai kiểu kết nối mạng chủyếu là  điểm -điểm
(Point to point) và khuếch tán (Broadcast hay Point to
multipoint).
z Kiểu điểm -điểm
Theo kiểu nối này, các đường truyền nối từng cặp nút
với nhau và mỗi nút đều có trách nhiệm lưu trữtạm
thời sau đó khi đường truyền rỗi, nó sẽchuyển tiếp dữ
liệu đi cho tới đích. Do vậy mà mạng loại này còn được
gọi là mạng "lưu và chuyển tiếp" (store and forward).
Nói chung các mạng diện rộng sửdụng nguyên tắc
này.
z Kiểu khuếch tán
- Theo kiểu nối này, tất cảcác nút (các máy tính) dùng
chung một đường truyền vật lý. Dữliệu chuyển đi từmột
máy nào đó (một nút) có thể được tất cảcác máy khác tiếp
nhận. Chỉcần chỉra địa chỉ đích của dữliệu đểmỗi nút
kiểm tra xem dữliệu có phải gửi cho mình hay không.
- Trong các tôpô dạng xa lộ(bus) và dạng vòng(ring) cần
có cơchế"trọng tài" đểgiải quyết "xung đột" khi nhiều nút
muốn truyền tin cùng một lúc. Việc cấp phát đường truyền
có thểlà "tĩnh" hoặc là "động". Cấp phát "tĩnh" thường dùng
cơchếquay vòng (round robin) đểphân chia đường truyền
theo các khoảng thời gian định trước. Còn cấp phát "động"
là cấp phát theo yêu cầu đểhạn chếthời gian "chết" vô ích
của đường truyền.

b) Giao thức mạng

z Việc trao đổi thông tin cho dù đơn giản nhất, đều phải tuân
theo những quy tắc nhất định. Hai người nói chuyện muốn cho
cuộc nói chuyện kết qủa thì ít nhất cảhai người cũng phải
tuân theo nguyên tắc "khi người này nói thì người kia phải
nghe và ngược lại".
z Việc truyền tín hiệu trên mạng cũng vậy, cần phải có những
quy tắc, quy ước vềnhiều mặt từkhuôn dạng (cú pháp, ngữ
nghĩa) của dữliệu cho tới các thủtục gửi nhận dữliệu, kiểm
soát hiệu quảvà chất lượng truyền tin và xửlý các lỗi và sự
cốnếu có.
z Tập hợp tất cảcác quy tắc, quy ước đó được gọi là giao thức
của mạng. Rõ ràng là các mạng có thểtùy ý dùng các giao
thức khác nhau tùy sựlựa chọn của người thiết kế.

II. Phân loại mạng máy tính

Có nhiều cách phân loại mạng máy tính tùy thuộc yếu tố
chính được chọn đểlàm chỉtiêu phân loại, chẳng hạn
đó là "khoảng cách địa lý", "kỹthuật chuyển mạch"
hay "kiến trúc mạng",...

1. Nếu lấy "khoảng cách địa lý"làm chỉ tiêu phân
loại thì ta có các mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng
diện rộng và mạng toàn cầu, mạng cá nhân, mạng lưu
trữ.
z Mạng cục bộ(Local Area Network - viết tắt là LAN)
là mạng được lắp đặt trong một phạm vi tương đối
nhỏ(trong một tòa nhà, khu trường học…) với khoảng
cách lớn nhất giữa các máy tính nút mạng chỉtrong
vòngvài chục mét đến vài km trở lại.
z Mạng đô thị(Metropolitain Area Networks - viết tắt
là MAN) là mạng được lắp đặt trong phạm vi một đô
thịhay một trung tâm kinh tế-xã hội có bán kính
khoảng 100 km trởlại.
z Mạng diện rộng (Wide Area Networks- viết tắt là
WAN)có phạm vi vượt qua biên giới quốc gia thậm chí
cảlục địa.
z Mạng toàn cầu (Global Area Networks - viết tắt là
GAN)có phạm vi trải rộng khắp các lục địa.
z Một loại mạng nữa là Mạng cá nhân (PAN) một mạng
máy tính nhỏsửdụng trong gia đình
z Chú ý rằng khoang cách địa lý dùng làm mốc đểphân
biệt các loại mạngchỉcó tính tưng đối.

2. Nếu lấy "kỹthuật chuyển mạch"(switching) làm
yếu tốchính đểphân loại thì ta có: mạng chuyển mạch kênh,
mạng chuyển mạch thông báo và mạng chuyển mạch gói.
z Mạng chuyển mạch kênh (circuit-switched networks).Khi
có hai thực thểcần trao đổi thông tin thì giữa chúng sẽthiết
lập một "kênh" (circuit) cố định và duy trì cho đến khi một trong
hai bên ngắt liên lạc. Các dữliệu chỉ được truyền theo con
đường cố định đó.
– Có 2 nhược điểm:một là tiêu tốn thời gian đểthiết lập kênh cố
định giữa hai thực thểvà hai là hiệu suất sửdụng đường truyền
không cao vì khi hai bên hết thông tin cần truyền, kênh bịbỏ
không trong khi các thực thểkhác cần không được phép sửdụng
kênh.
– Mạng điện thoại là một ví dụ điển hình của mạng chuyển mạch
Kênh
z Mạng chuyển mạch thông báo (message-switched
networks). Thông báo (message) là một đơn vịthông
tin của người sửdụng có khuôn dạng được quy định
trước. Mỗi thông báo đều có chứa vùng thông tin điều
khiển trong đó chỉrõ đích của thông báo. Căn cứvào
thông tin này mà mỗi nút trung gian có thểchuyển
thông báo tới nút kếtiếp theo đường dẫn tới đích của
nó. Nhưvậy, mỗi nút cần phải lưu trữtạm thời  để
"đọc" thông tin điều khiển trên thông báo rồi sau đó
mới chuyển tiếp thông báo đi. Tùy điều kiện cụthểcủa
mạng, các thông báo khác nhau có thể  được gửi đi
trên các con đường khác nhau.
Những ưu điểm:
– Hiệu suất sửdụng đường truyền cao vì không
chiếm dụng độc quyền đường truyền mà đường
truyền được phân chia giữa nhiều thực thể.
– Mỗi nút mạng có thểlưu trữthông báo cho tới khi
kênh truyền rỗi mới gửi thông báo đi, do đó giảm
được tình trạng tắc nghẽn (congestion) mạng.
– Có thể điều khiển việc truyền tin bằng cách sắp xếp
theo độ ưu tiên cho các thông báo.
– Có thểtăng hiệu suất sửdụng giải thông của mạng
bằng cách gán  địa chỉquảng bá (broadcast
addressing) đểgửi thông báo đồng thời tới nhiều
nút
Những nhược điểm:Không hạn chếkích thước thông báo
dẫn đến phí tổn lưu trữtạm thời cao và ảnh hưởng đến thời
gian đáp (response time) và chất lượng truyền. Nó thích hợp
với dịch vụthông tin kiểu thư điện tử(electronic mail) hơn là
cho các ứng dụng thời gian thực vì có độtrễnhất định cho việc
lưu trữvà xửlý thông tin điều khiển tại mỗi nút.
z Mạng chuyển mạch gói (packet-switched networks).
Trong mạng loại này mỗi thông báo được chia ra thành nhiều
phần nhỏhơn gọi là các gói tin (packet) có khuôn dạng quy
định trước. Mỗi gói tin cũng có các thông tin điều khiển trong
đó có địa chỉnguồn (người gửi) và địa chỉ đích (người nhận)
của gói tin. Các gói tin của một thông báo nào đó có thể được
chuyển đi qua mạng đểtới đích bằng nhiều con đường khác
nhau.
z Phương pháp chuyển mạch thông báo và chuyển
mạch gói là gần giống nhau. Điều khác biệt là ởchỗ
các gói tin được giới hạn kích thước tối đa sao cho các
nút mạng (nút chuyển mạch) có thểxửlý toàn bộgói
tin trong bộnhớmà không cần phải lưu trữtạm thời
trên đĩa. Chính vì vậy mạng chuyển mạch gói truyền
các gói tin qua mạng nhanh hơn và hiệu quảhơn so
với mạng chuyển mạch thông báo.
z Vấn đềkhó khăn nhất của mạng loại này là việc tập
hợp các gói tin đểtạo thành bản thông báo ban đầu
của người sửdụng, đặc biệt trong trường hợp các gói
được truyền theo nhiều đường khác nhau. Cần phải
đặt các cơchế"đánh dấu" gói tin và phục hồi các gói
z Do các ưu điểm mềm dẻo và hiệu suất cao hơn nên
hiện nay các mạng chuyển mạch gói được dùng phổ
biến hơn các mạng chuyển mạch thông báo. Việc tích
hợp cảhai kỹthuật chuyển mạch (kênh và gói) trong
một mạng thống nhất (được gọi là mạng dịch vụtích
hợp số- Integrated Service Digital Networks - viết tắt là
ISDN) đang là một trong những xu thếphát triển hiện
nay.
z Cuối cùng, có thểphân loại mạng theo kiến trúc mạng
(tôpô và giao thức sửdụng). Chẳng hạn mạng SNA
của IBM, mạng ISO (theo kiến trúc chuẩn quốc tế) hay
mạng TCP/IP v.v...

3. Nếu lấy "kỹthuật ghép nối" mô hình Topo gần giống như
bản đồ đường phố. Có 3 chiến lược kết nối tổng quát: điểm –
điểm (point – to – point), broadcast (điểm – nhiều điểm) và
multidrop (đa chặng).
Các cấu hình dạng chuẩn:
z Mạng bus
– Cấu hình vật lý:bao gồm một dây cáp đơn lẻnối tất cảcác
máy tính trong mạng theo một hàng. Đây là phương pháp
nối mạng đơn giản và phổbiến nhất.
– Truyền thông:dữliệu được gửi và nhận đến một máy tính
xác định vàđưa dữliệu đó lên cáp dưới dạng tín hiệu điện
tử. Sựhỏng hóc của một máy không ảnh hưởng đến hoạt
độngcủa toàn mạng.
zMạng star (hình sao)
– Cấu hình vật lý: Các máy tính được nối cáp vào một
bộphận được gọi là hub (đầu nối trung tâm). Cấu
hình này bắt nguồn từthời kì đầu, khi việc tính toán
dựa trên hệthống máy tính nối vào một máy chính
trung tâm.
– Truyền thông:Tín hiệu được truyền từmáy tính đến
hub để đến tất cảcác máy tính trên mạng. Nếu hub
trung tâm hỏng, toàn bộhệthống mạng sẽsụp đổ.
 Mạng ring (vòng khép kín)
– Cấu hình vật lý: các máy tính được nối với nhau trên một
vòng cáp. Không cóđầu nào bịhở.
– Truyền thông:Tín hiệu được đi qua một chiều vàđi qua
từng máy tính, mỗi máy tính đóng vai trò nhưmột trạm
chuyển tiếp, khuếch đại tín hiệu và gửi nó đến máy tính
tiếp theo. Do tín hiệu đi qua từng máy nên sựhỏng hóc của
một máy có thểảnh hưởng đến toàn mạng.
z Mạng kết hợp
– Mạng kết hợp là kiểu ghép nối sắp xếp các máy tính trong
mạng kết hợp các cấu hình ghép nối trên (bus, start, ring)
đểlợi dụng được tối đa ưu nhược điểm của mối cấu hình.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét